Thăng tiến từ cơ sở: Thành công luôn gọi tên những người ham học hỏi

Để đi từ xuất phát điểm thấp nhất đến vị trí cao nhất, những anh chị dưới đây đã phải tôi luyện bản thân bằng rất nhiều khó khăn, thử thách.

Chị Nguyễn Thị Như Ý: Đừng ngại khó

Công ty may sài gòn 3_Chị Nguyễn Thị Như Ý: Đừng ngại khó

Gia nhập gia đình May SG3 từ cuối năm 1998 và công tác tại phòng Kế hoạch Vật tư. Đến nay, chị Như Ý đã trải qua hơn 19 năm và từng bước đảm nhận các chức vụ quan trọng của công ty: từ nhân viên phụ trách đơn hàng đến Phó Giám đốc kế hoạch ở Bình Phước và hiện tại là Giám đốc xí nghiệp Hiệp Bình Phước. Chị chia sẻ, mỗi lần thay đổi là mỗi lần áp lực, nhất là ở vị trí hiện tại. Từ việc chịu trách nhiệm lương bổng của công nhân, theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện đơn hàng, thời gian giao hàng… đến việc kết nối các bộ phận và con người với nhau.

Nhưng trên hết những khó khăn đó, chính những tình cảm quý mến của con người May SG3 đã tạo động lực để chị tiếp tục cố gắng và cống hiến. Chị bảo, mục tiêu bây giờ là phải cải thiện thật tốt lương bổng và chất lượng đời sống của công nhân.

Khá khiêm tốn khi được hỏi về thành tích của mình trong những năm làm việc, chị chỉ muốn nhắn nhủ với những người trẻ tuổi hơn mình rằng: “Khi các bạn bước vào ngành may, phải xác định công việc là cực rồi. Nhưng đừng ngại khó vì có cái khó mình mới suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Cứ làm việc tích cực và hết mình thì cấp trên sẽ thấy và tự động cất nhắc, giúp bạn phát huy được khả năng của mình”.

Anh Trịnh Văn Hòa: Hãy cố gắng học hỏi và thay đổi

Công ty may sài gòn 3_Anh Trịnh Văn Hòa: Hãy cố gắng học hỏi và thay đổi

Xuất phát điểm của anh Trịnh Văn Hòa giống với phần lớn các công nhân ở May SG3. Anh xin vào công ty may từ đầu năm 2001 với vị trí làm công nhân rập. Anh nói, khi vào làm anh cũng chưa từng nghĩ đến việc mình nhanh chóng có được chức vị như hiện tại, hay lên làm tổ trưởng, quản lý…

Khi đó, anh là một thanh niên nhiệt thành, yêu thích công việc và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Người khác làm xong công việc của mình sẽ tranh thủ đi về nhưng anh Hòa, một thợ rập, lại rất hay có mặt ở khu sản xuất để phụ cho kịp tiến độ. Anh cũng không nề hà việc phải tăng ca ở khu sản xuất, dù đó không phải trách nhiệm của mình.

Thói quen tốt đó lâu dần đã giúp anh Hòa ngoài việc rập còn học hỏi được rất nhiều công đoạn sản xuất khác, ngoài ra còn nhận được nhiều tình cảm quý mến của các anh chị đồng nghiệp. Tinh thần trách nhiệm cao, hay giúp đỡ cùng với kinh nghiệm nhiều đã khiến anh Hòa được Ban giám đốc tín nhiệm. Chỉ trong 5 năm, anh đã được đề bạt lên vị trí Phó giám đốc Kỹ thuật và giữ vị trí từ đó tới nay. Anh còn thường xuyên đạt thành tích Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Khi được hỏi về bí quyết làm việc và thành công của mình, anh chỉ cười giản dị: “Mình chưa từng học qua lớp quản lý nào nhưng nhờ sự quý mến, chỉ dạy tận tình của các anh chị cộng thêm việc mình luôn cố gắng học hỏi nên gọi là có chút thành công. Con đường mình đi cần rất nhiều nỗ lực và học hỏi là cách để bản thân thay đổi”.

Chị Nguyễn Thị Vân: Sống vì mọi người

Công ty may sài gòn 3_Chị Nguyễn Thị Vân: Sống vì mọi người

30 năm hoạt động trong ngành may mặc thì hết 25 năm chị Nguyễn Thị Vân gắn bó với cái tên May SG3. Thế nhưng con đường để đi đến vị trí Giám đốc xí nghiệp Minako như hiện tại của chị Vân không phải là may mắn hay bằng phẳng.
Tự nhận mình là người luôn thích cái khó, muốn đương đầu với thử thách vì đó là lúc chị học được nhiều kinh nghiệm nhất. Khi mới bước chân vào May SG3, chị quản lý một tổ với khoảng 50 – 60 lao động. Theo thời gian, chị có trách nhiệm với nhiều con người hơn, từ 180 người tăng lên 350 rồi 480 và cuối cùng là gần 1.100 người như hiện tại.

Năm 2009 là lúc chị đi từ quản lý cấp tổ lên quản lý xí nghiệp -  một xí nghiệp mà kết quả sản xuất không có, công ty phải hỗ trợ lương liên tục nhiều tháng. Là phó giám đốc sản xuất, ngoài công việc chuyên môn, chị đã cùng với tập thể cải thiện lại từng bước đưa xí nghiệp đi vào hoạt động ổn định, thu nhập và đời sống mọi người thay đổi.

Đến năm 2015 chị tiếp nhận xí nghiệp Minako trong tình trạng khủng hoảng, năng suất thấp, chất lượng không ổn, năng lực xuất hàng không đạt, tinh thần công nhân hoang mang... Để thay đổi thì sao? Chị nhớ lại, từ trước đến nay chị luôn tâm niệm một điều “sống vì mọi người“, mình hy sinh vì tập thể thì tập thể sẽ hy sinh vì mình. Những ngày tháng đó chị phải bám sát sản xuất, chỉ dẫn, đôn đốc, hỗ trợ, động viên và giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh. Mọi thứ lại từng bước ổn định và sau 2 tuần làm việc ở môi trường mới, xí nghiệp đã xuất hàng đạt chỉ tiêu công ty và đã được thưởng số tiền không nhỏ. Số tiền đó được chia đều cho công nhân để động viên và điều đó là động lực rất lớn để chị đi tiếp hành trình công việc của mình. Từ hơn 300 lao động vào năm 2016, đến nay, chị đang quản lý gần 1100 lao động. Trăn trở lớn nhất của chị là công nhân được giảm giờ làm nhưng phải giữ vững mức thu nhập của mình hoặc cao hơn, đời sống được cải thiện từng ngày. Chị bảo đến nay trăn trở ấy đã đi đạt được 80% rồi, chị sẽ tiếp tục nỗ lực và cố gắng.

Chị không nhận bất cứ thành tích nào về cho bản thân, chị bảo: “Chị được tất cả như hôm nay là dựa vào tập thể, nhờ sự gắn kết và chia sẻ lẫn nhau”. Vì vậy phương châm làm việc của chị cũng xoay quanh tập thể: hãy biết hi sinh vì tập thể, sống vì mọi người, gắn kết với nhau thì không có khó khăn nào là không thể vượt qua. Đó cũng là những điều mà chị muốn nói với công nhân của mình.

Tin nổi bật

Tiếp nối truyền thống đồng hành và chia sẻ, sáng ngày 27/7/2024, Công ty Sài Gòn 3 Group đã tổ chức chương trình trao học bổng và hỗ trợ khó khăn c

 

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3

47 Đường số 17, Khu phố 3, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam

  (028) – 37271140 - 37271152

  (028) – 37271143

info@saigon3.com.vn 

www.saigon3.com.vn 

Phát triển bởi Sparkling, JSC  |  Copyright © Saigon3 Garment JSC. All Right Reserved.